Fujifilm X-M1 (SUPER EBC XC 16-50mm F3.5-5.6 OIS) Lens Kit

Khác


  • Chi tiết sản phẩm
  • Nhận xét

Điểm mạnh: Được trang bị cảm biến X-Trans và thuật toán xử lý ảnh JPEG tốt, Fujifilm X-M1 là chiếc máy ảnh có giá dưới $1000 cho chất lượng hình ảnh tốt nhất. Thiết kế của máy ảnh cũng rất bắt mắt.

Điểm yếu: Chất lượng video kém và tính năng WiFi còn khá kém.

Fujifilm giảm giá dòng máy ảnh thay đổi ống kính (interchangeable-lens) xuống một mức với việc ra mắt X-M1. Về cơ bản đây là phiên bản giá rẻ hơn của X-E1, với đặc điểm là hệ thống kính ngắm đã được lược bỏ để thay cho tính năng khác. X-M1 sử dụng cảm biến ảnh giống như X-E1, đây đồng thời cũng là tính năng nổi trội nhất so với những đối thủ. Trong khi X-E1 có một kính ngắm điện tử và microphone, cộng với một thiết kế khá là cổ điển, thì X-M1 lại có kích thước lớn hơn, màn hình LCD độ phân giải cao hơn, kết nối WiFi và vi xử lý EXR Processor II mới giống như X100S.

Tôi đã thử nghiệm đồng thời cả 2 máy X-M1 và X-E1, chất lượng chụp ảnh của cả 2 máy đều rất tuyệt vời, và tôi nghĩ giá kể như Fujifilm X-M1 được tích hợp thêm một số tính năng nổi bật từ X-E1 như thiết kế thân máy cổ điển cùng khả năng hỗ trợ nhiều loại ống kính.

Video giới thiệu máy ảnh:

Chất lượng ảnh chụp

Fujifilm X-M1 có chất lượng chụp ảnh đẹp nhất trong số những máy ảnh có giá bán thấp hơn $1000. Nhờ vào cảm biến X-Trans của Fujifilm và thuật toán xử lý ảnh xuất sắc, ảnh chụp JPEG hiển thị rất đẹp khi tăng ISO lên đến 1600. Các bức ảnh chụp ở ISO 6400 vẫn hiển thị tương đối tốt tùy thuộc vào từng tình huống.

Máy ảnh cũng ghi nhận một dải nhạy sáng tương đối rộng so với những máy ảnh cùng loại, và rõ ràng là vượt trội hơn hẳn những máy DSLR cùng giá tiền. Nếu bạn chụp ảnh RAW, có vẫn ghi lại rất nhiều chi tiết nổi bật cũng như những vùng ảnh tối mà không làm xuất hiện nhiễu màu sắc. Máy ảnh có khả năng ghi lại mức độ màu sắc chính xác, cũng như khả năng xử lý màu sắc tương đối tốt, hơn cả Fujifilm X20, phần lớn là do cảm giến của X-M1 lớn hơn nên có độ nhạy sáng cao hơn.

Tuy nhiên, cũng giống Fujifilm X20, chất lượng video lại gây thất vọng. Do cảm biến không có lớp lọc vân sọc (anti-aliasing filter), các cạnh của hình ảnh trông rất xù xì. Hầu hết các nhà sản xuất nếu không sử dụng lớp lọc vân sọc thì sẽ trang bị cho máy ảnh tính năng xử lý hậu kì, nhưng có vẻ như Fujifilm không làm như vậy.

Một số ảnh chụp thử bằng Fujifilm X-M1:

(1/100 sec, f6.5, multimetering, AWB, ISO 200, 16-50mm lens at 38.7mm)

(1/100 sec, f5, multimetering, AWB, ISO 200, 16-50mm lens at 21.1mm)

(1/80 sec, f6.4, spot metering, AWB, ISO 400, 27mm lens)

(1/40 sec, f3.6, spot metering, AWB, ISO 1600, 27mm lens)

Hiệu năng chụp ảnh

Tuy không phải là một chiếc máy ảnh có tốc độ chụp nhanh, Fujifilm X-M1 hoạt động rất tốt trong hầu hết các tình huống chụp thường ngày, tuy nhiên hệ thống lấy nét tự động (autofocus) không thể bắt kịp những đối tượng chuyển động nhanh, và tính năng chụp ảnh liên tục (continuous shooting) cố định độ lấy nét và độ phơi sáng vào bức hình đầu tiên. Tính năng lấy nét chủ động (manual focus) hoạt động tốt nhờ công cụ hỗ trợ lấy nét (focus peaking) được cải tiến, đem lại sự hài lòng cho người chụp.

Máy ảnh cần khoảng 1,8 giây để khởi động, lấy nét rồi chụp, một khoảng thời gian bình thường so với những máy ảnh khác cùng loại. Tốc độ lấy nét, nhận sáng, và chụp trong điều kiện ánh sáng tốt khoảng 0,3 giây; còn trong điều kiện thiếu sáng thì lên đến 0,7 giây. Chụp 2 bức ảnh JPEG liên tiếp mất khoảng 1 giây, còn khi chụp 2 ảnh RAM thì khoảng 0,9 giây (con số thứ 2 thay đổi trong khoảng 0,9 đến 1,5 giây tùy thuộc vào từng hoàn cảnh). Nếu sử dụng đèn flash, thời gian trễ tăng lên đến 1,7 giây. Với điều kiện chụp một vật thể tĩnh, tốc độ chụp 5,6 hình/giây có thể chụp lại một số lượng không giới hạn ảnh JPEG (ít nhất 31 bức ảnh khi sử dụng thẻ SD 95MB/giây), và số lượng ảnh RAW 12 ảnh ở tốc độ 6 hình/giây.

Tính năng lấy nét tự động (autofocus) hoạt động tương đối nhanh và chính xác, mặc dù giống như những hệ thống lấy nét dựa trên sự tương phản, nó phải dò tìm một lúc trước khi khóa vị trí lấy nét. Vấn đề lớn nhất mà chúng tôi gặp phải với những ống kính X-mount của Fujifilm, bao gồm ống 16-50mm của X-M1 và ống 27mm f2.8, là chúng không có khả năng lấy nét ở khoảng cách gần hơn 30 cm, ngay cả ở chế độ chụp Macro.

Do màn hình LCD có thể xoay được nên bạn có thể sử dụng máy ảnh dưới ánh nắng ngoài trời, cũng như hỗ trợ đắc lực cho việc lấy nét chủ động (manual focus). Màn hình LCD có thể xoay 90 độ hướng lên trên hoặc xuống dưới.

Thiết kế và các tính năng

Mang phong cách thiết kế lôi cuốn, Fujifilm X-M1 sở hữu nhiều tính năng phổ thông, phù hợp với đại đa số người dùng. Tôi rất thích chụp ảnh bằng chiếc máy ảnh, mặc dù có một số trở ngại khi điều chỉnh thông số bằng tay. Phần tay nắm cũng quá nhỏ để đem lại trải nghiệm chụp ảnh thỏa mái bằng một tay, chính vì thế mà Fujifilm bán thêm một phụ kiện tay nắm rời.

Ở trên cùng là nút xoay "mode dial" với các tùy chọn chụp chủ động (manual), bán chủ động (semimanual) và tự động (automatic). Thế nhưng riêng tùy chọn chụp tự động lại có rất nhiều kiểu tự động khác nhau: tự động hoàn toàn, tự động cao cấp (Advanced SR auto), và SP mode. Tính năng lọc cao cấp (advanced filter mode) cung cấp nhiều tùy chọn hiệu ứng đặc biệt, nhưng bạn lại không thực sự thay đổi được bất kì tham số nào, và nó không lưu lại một file ảnh gốc. Những chế độ chụp ảnh cũ gồm chân dung (portrait), thể thao (sports) và phong cảnh (landscape) đều được đặt trên "mode dial". Một nút chức năng nằm ngay bên cạnh nút chụp ảnh, phía trước nút xoay tùy chỉnh. Ngay bên cạnh khe cắm đèn flash ngoài, máy ảnh có một đèn flash pop-up mà có thể vặn theo các hướng.

Ở phía sau là một nút xoay điều chỉnh (adjustment dial) nằm thẳng đứng. Các nút điều chỉnh 4 phía xử lý những thứ như vùng lấy nét tự động, cân bằng trắng, chế độ chụp và Macro. Máy còn có một nút quay phim riêng và nút điều chỉnh nhanh.

Loại lệ duy nhất đối với những tính năng cơ ban là việc hỗ trợ upload qua WiFi và đánh dấu vị trí chụp ảnh thông qua kết nối di động. Về cơ bản, bạn có thể kết nối, duyệt hoặc gửi ảnh.

Theo CNET

(10 reviews)

Etiam sit amet orci eget eros faucibus tincidunt. Duis leo. Sed fringilla mauris sit amet nibh. Donec sodales sagittis magna.