Fujifilm X-E2 (SUPER EBC XF 18-55mm F2.8-4 R LM OIS) Lens Kit

Khác


  • Chi tiết sản phẩm
  • Nhận xét

Điểm mạnh: Fujifilm X-E2 có chất lượng chụp ảnh tuyệt vời tương tự Fujifilm X-E1, nhưng có một thiết kế mượt hơn và hiệu năng tốt hơn một chút.

Điểm yếu: Tốc độ chụp chưa đủ nhanh để có thể ghi lại những hành động, số lượng tính năng tương đối hạn chế.

Với X-E2, Fujifilm đã loại bỏ tất cả những vấn đề quan trọng mà người dùng thường gặp phải với X-E1. Việc sử dụng cảm biến X-Trans CMOS II (được dùng trong X100SX-M1) cho khả năng lấy nét tự động dò tìm theo từng phần (phase-detection autofocus), kết hợp với vi xử lý ảnh EXR II và kết quả là hiệu năng chụp ảnh được cải thiện đáng kể. Nó cũng sử dụng một màn hình LCD lớn hơn, độ phân giải cao hơn, một hệ thống kính ngắm (viewfinder) tách ảnh giống như X100S. Không chỉ thế, X-E2 còn có kết nối WiFi. Như vậy, chất lượng hình ảnh của X-E2 tốt hơn hẳn những người tiền nhiệm của nó và rất dễ sử dụng.

Video giới thiệu máy ảnh:

Chất lượng hình ảnh

X-E2 có chất lượng chụp ảnh tuyệt vời, đúng như những gì chúng tôi mong đợi từ một cảm biến APS-C X-Trans CMOS II. Thế nhưng so với X-E1 thì không khác mấy. Ở những thiết lập khẩu độ giống nhau chẳng hạn, X-E2 cho các bức ảnh JPEG cũng như RAW có mức tương phản cao hơn và mức độ chi tiết trong vùng ảnh tối tốt hơn X-E1.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa ảnh chụp mịn, sắc nét và khả năng xử lý ảnh JPEG đẹp có nghĩa bạn không thể tăng thêm độ sắc nét bằng cách chụp ảnh RAW ở mọi mức ISO. Việc điều chỉnh độ mở của ống kính sẽ có tác dụng, ở thiết lập màu sắc tiêu chuẩn, các bức ảnh chụp thiếu sáng có xu hướng để lộ nhiều vùng tối và có độ tương phản cao hơn trên ảnh JPEG so với ảnh RAW. Nhưng máy chỉ có thể chụp ảnh JPEG thật tốt trong phạm vi ISO 3200 hoặc cùng lắm là ISO 6400 đổ xuống, tùy thuộc vào từng khung cảnh, điều kiện ánh sáng cụ thể. Ở ISO cao hơn, nếu bạn chụp ảnh đen trắng thì hình ảnh sẽ sắc nét một cách đáng ngạc nhiên. Màu sắc của các bức ảnh hiển thị tương đối chính xác, nhưng tôi thấy ảnh chụp đẹp nhất khi sử dụng chế độ Pro Negative High có tác dụng tăng độ bão hòa lên nhưng không quá mạnh.

Chắc chắn bạn sẽ không muốn sử dụng máy ảnh để quay video, bởi cũng như trước, cảm biến X-Trans làm xuất hiện nhiều vân sọc và chi tiết lạ hơn mức bình thường, nên bạn sẽ cần phải chú hơn tới đối tượng đang được quay phim cũng như tốc độ khung hình.

Một số bức ảnh chụp bằng Fujifilm X-E2:

Hiệu năng

Mặc dù tốc độ chụp ảnh không thực sự nhanh, khả năng tự động lấy nét của X-E2 đã được cải thiện so với người tiền nhiệm của nó. Máy ảnh tốn khoảng 1.4 giây để khởi động, lấy nét rồi chụp; độ trễ để lấy nét rồi chụp dao động quanh con số 0.4 giây, tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng tốt hay tối. Độ trễ giữa 2 bức ảnh chụp liên tiếp là khoảng 1 giây với định dạng JPEG và 1.1 giây với định dạng RAW, phần lớn là do ống kính cần phải khởi động lại và lấy nét lại sau mỗi lần chụp ảnh. Khi đèn flash bật lên, độ trễ tăng lên 1.9 giây.

Tính năng chụp liên tiếp thì phức tạp hơn một chút. Fujifilm X-E2 có thể chụp ảnh thực sự nhanh mà không cần phải lấy nét liên tục, đạt tốc độ 7 hình/giây khi chụp 15 ảnh liên tiếp, giảm xuống còn 4.6 hình/giây khi càng chụp nhiều ảnh. Khi để máy lấy nét tự động, bạn phải giảm xuống chế độ chụp liên tục tốc độ thấp (continous-low mode) với số lượng ảnh chụp không giới hạn và tốc độ chụp khoảng 2,5 hình/giây. Khi chụp ảnh RAW, máy chụp được 14 ảnh với tốc độ 2,7 hình/giây.

Cả hệ thống kính ngắm và màn hình LCD đều hiển thị rõ nét, cho thấy đúng độ tương phản và độ bão hòa. Thế như màn hình LCD không điều chỉnh góc xoay được và khó nhìn khi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào.

Thiết kế và các tính năng

Cũng như X-E1, thiết kế của X-E2 rất phù hợp với việc chụp ảnh. Thân máy to hơn một máy ảnh compact, cộng với một vị trí đặt tay lớn ở phía sau đem đến đủ khả năng sử dụng bằng một tay. Ở phía trên, máy có các nút xoay điều chỉnh tốc độ chụp và độ phơi sáng; để chuyển sang chụp "ưu tiên tốc độ" (shutter priority), bạn xoay nút chụp sang chữ "A". Bạn có thể tùy chỉnh tốc độ chụp theo mỗi 1/180 giây. Chiếc máy ảnh được thiết kế để sử dụng với nhiều loại ống kính có nhiều vòng khẩu độ, chẳng hạn ống kính 18-55 mm, nhưng nó cũng có thể dùng được với những loại ống kính mới không có vòng chia khẩu độ mà bạn có thể điều chỉnh thông qua nút xoay ở phía sau. Nếu bạn sử dụng những ống kính cao cấp hơn, bạn có thể tùy chọn giữa chế độ điều chỉnh khẩu độ tự động hoặc chủ động bằng cách xoay nút chốt ở trên ống kính.

Bạn sẽ tìm thấy các nút bấm tính năng xem lại, chế độ chụp, đo sáng và cấu hình ở bên trái màn hình LCD, trong đó nút chức năng được thiết lập mặc định ở cân bằng trắng. Ở bên phải là nút điều hướng Four-way, gồm thay đổi chế độ Macro, lựa chọn khu vực lấy nét tự động, và một nút bấm menu/OK ở giữa. Nút Q (quick control) nằm ở bên trên màn hình LCD và bên trái xút xoay, trong khi nút khóa AE và AF lại nằm ở trên phần tay nắm.

Trong khi số lượng các tính năng đã tăng lên một chút, chúng vẫn rất cơ bản. Bạn không thể điều chỉnh ISO hoặc tốc độ chụp trong chế độ quay phim, mặc dù bạn vẫn có thể thiết lập độ mở ống kính từ trước đó. Khả năng kết nối WiFi giúp bạn kết nối được với nhiều thiết bị Android, mặc dù vậy nó không thể nối được với iPad hay bất kì thiết bị iOS nào khác. Tôi đã thử nối với HTC One, nó hoạt động rất ổn, người dùng có thể xem ảnh hoặc tải ảnh xuống điện thoại của mình.

Giắc cắm tripod nằm ngay bên cạnh ngăn đựng pin và thẻ nhớ SD, khiến việc thay đổi thẻ nhớ hoặc pin trở thành một vấn đề nếu bạn sử dụng tripod. Mặc dù có một số lời phàn nàn cũng đề cập đến việc không thể thiết lập tốc độ chụp tối thiểu cho X-E1 khi ở chế độ ưu tiên khẩu độ, nhưng điều này không xảy đến với X-E2. Bên cạnh điểm cộng nhờ được trang bị hệ thống kính ngắm điện tử (EVF), đèn flash có thể điều chỉnh góc, đầu lấy nét, những phần còn lại trong các tính năng đều khá bình thường.

Theo CNET

(10 reviews)

Etiam sit amet orci eget eros faucibus tincidunt. Duis leo. Sed fringilla mauris sit amet nibh. Donec sodales sagittis magna.